Trang tin tức

Các xét nghiệm cần thiết trước khi truyền máu

17.10.2023

Các xét nghiệm trước truyền máu nếu được thực hiện đúng và đầy đủ sẽ giúp chọn được túi máu phù hợp nhất cho người bệnh cần truyền máu, nghĩa là túi máu đó theo dự kiến sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong khi các nguy cơ gây tai biến đã được giảm thiểu tối đa. Ngoài các tiêu chuẩn xét nghiệm để phát hiện và ngăn ngừa các virus lây qua đường máu thì còn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu.

1. Vai trò của truyền máu

Truyền máu là một phương thức trị liệu khác hẳn với các cách trị liệu khác, vì ngoài tác dụng tích cực hữu hiệu của nó mà hiện nay chưa có một sản phẩm nhân tạo nào có thể thay thế máu trong trị liệu hoàn toàn. Ngày nay với các tiến bộ của khoa học, máu và các sản phẩm đã được điều chế và sàng lọc chuẩn, đảm bảo cung cấp các thành phần máu chuyên biệt và an toàn cho trị liệu. 

Tuy nhiên máu có thể gây cho người nhận máu những tai biến với nhiều mức độ khác nhau, có khi rất trầm trọng có thể đưa đến tử vong. Do đó trước mọi cuộc truyền máu người ta cần phải tiến hành đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, một mặt đối với túi máu và mặt khác đối với người nhận máu mà mục đích cuối là chọn cho được túi máu phù hợp nhất để truyền cho người bệnh, hạn chế tối đa các tai biến không mong muốn đồng thời làm cho cuộc truyền máu đạt hiệu quả cao nhất.

Máu người được chia thành nhiều nhóm dựa theo các kháng nguyên riêng biệt có trên bề mặt hồng cầu. Kháng nguyên này lại được quy định bởi gen di truyền từ cha và mẹ. Hiện có khoảng hơn 30 hệ nhóm máu khác nhau, tuy nhiên, hệ nhóm máu ABO và Rh(D) là rất quan trọng do có tính sinh miễn dịch cực mạnh.

Khi không truyền máu cùng nhóm, kháng thể của người nhận có thể phá hủy kháng nguyên trên hồng cầu trong máu của người cho và gây ra một số tác hại đối với cơ thể. Do đó cần phân loại và xác định nhóm máu để truyền máu phù hợp theo nguyên tắc an toàn miễn dịch, nghĩa là không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận. 

Điều này cần phải có sự quan tâm từ nhiều người, từ người cung cấp (người hiến máu) đến người sử dụng như bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và cả bệnh nhân.

Cần xét nghiệm nhóm máu trước khi truyền máu

1.1. Xác định nhóm máu ABO

Nhóm máu ABO gồm có:

  • Nhóm máu A: có chứa kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương.

  • Nhóm máu B: có chứa kháng nguyên B trên các tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương.

  • Nhóm máu AB: có chứa cả kháng nguyên A và B trên các tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương. Đây là nhóm máu không phổ biến.

  • Nhóm máu O: không có chứa kháng nguyên A và B trên các tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Đây là nhóm máu phổ biến nhất.

1.2. Xác định nhóm máu Rh

Hầu hết mọi người có Rh dương tức là có kháng nguyên Rh trên các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, có một số người lại không có kháng thể Rh và được gọi là Rh âm. Tỷ lệ này rất hiếm.

Nhóm máu Rh và những điều có thể bạn chưa biết

1.3 Xác định nhóm máu

  • Nhóm máu A+: Nếu có kháng nguyên A và kháng nguyên Rh.

  • Nhóm máu A-: Nếu có kháng nguyên A nhưng không có kháng nguyên Rh.

  • Nhóm máu B+: Nếu có kháng nguyên B và kháng nguyên Rh.

  • Nhóm máu B-: Nếu có kháng nguyên B nhưng không có kháng nguyên Rh.

  • Nhóm máu AB-: Nếu có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng nguyên Rh.

  • Nhóm máu AB-: nếu có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng nguyên Rh.

  • Nhóm máu O+: Nếu không có kháng nguyên A hoặc B nhưng có kháng nguyên Rh.

  • Nhóm máu O-: Nếu không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rh.

2. Xét nghiệm đối với túi máu

 

3. Xét nghiệm trước truyền máu

4. Kết luận

Các xét nghiệm trước truyền máu nếu được thực hiện đúng và đầy đủ sẽ giúp chọn được túi máu phù hợp nhất cho người bệnh cần truyền máu, nghĩa là túi máu đó theo dự kiến sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong khi các nguy cơ gây tai biến đã được giảm thiểu tối đa. Ngoài các tiêu chuẩn xét nghiệm để phát hiện và ngăn ngừa các virus lây qua đường máu thì còn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu.

Nguồn: Bệnh viện Truyền máu - huyết học